CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
MÔN :LUẬT DU LỊCH
Câu 1: Hộ chiếu phổ thông giành cho công dân Việt Nam hiện nay có thời hạn là bao nhiêu năm?
Câu 2: Theo thông tư số 44/2011/TT-BCA của Bộ Công an, “Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam” cho người nước ngoài quá cảnh có thời hạn trong vòng bao nhiêu ngày?
Câu 3: Công dân Việt Nam đến bao nhiêu tuổi có thể nộp đơn xin cấp Hộ chiếu?
Câu 4: Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2005 về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh như thế nào?
Câu 5: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách DL?
Câu 6: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006, muốn kinh doanh lữ hành quốc tế thì cần có những điều kiện nào?
Câu 7: Hiện nay, Việt Nam đơn phương miễn thị thực có điều kiện cho những quốc gia nào ở Châu Á (trừ các nước trong khu vực Đông Nam Á) khi có công dân nhập cảnh vào Việt Nam?
Câu 8: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006, công dân muốn cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì cần có những điều kiện nào?
Câu 9: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn là bao nhiêu năm?
Câu 10: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006, việc đổi thẻ HDV được quy định như thế nào?
Câu 11: Giấy miễn thị thực có thời hạn dài nhất là bao nhiêu năm
Câu 12: Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có giá trị bao lâu kể từ ngày cấp.
Câu 13: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006, muốn kinh doanh lưu trú du lịch thì cần có đủ những điều kiện chung nào?
Câu 14: Khi hộ chiếu phổ thông hết thời hạn sử dụng thì có được phép gia hạn không?
Câu 15: Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006, muốn kinh doanh lữ hành nội địa thì cần có những điều kiện nào?
Câu 16: Tính đến tháng 3/2015, Việt Nam miễn thị thực song phương cho bao nhiêu quốc gia trên thế giới khi có công dân nhập cảnh vào Việt Nam?
Câu 17: Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế là?
Câu 18: Căn cứ Nghị định Số: 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thì “Thanh tra du lịch” trực thuộc cơ quan nào
Câu 19: Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có hiệu lực từ thời gian nào?
Câu 20: Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Doanh nghiệp Kinh doanh Lữ hành quốc tế ( ra và vào Việt Nam) phải ký quỹ bao nhiêu tiền?
MÔN: TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH – GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG DL – ĐẠO ĐỨC NGHỀ HDVDL
Câu 1: Người nước nào có tập tục mời bánh mì muối cho khách?
Câu 2: Anh (Chị) cho biết tâm lý chung của khách du lịch đến từ Châu Á trong giao tiếp?
Câu 3: Văn hóa của người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo?
Câu 4: Theo Anh (Chị) người hướng dẫn cần phải có những lưu ý gì khi sắp xếp bố trí chỗ ăn cho đoàn khách?
Câu 5: Trong quá trình kể chuyện cười cho khách Nhật Bản, hướng dẫn viên nên tránh chủ đề nào?
Câu 6: Ngón trỏ vuốt mi mắt và kéo dài thấp xuống (anh đừng lừa tôi) là hành vi của người dân nước nào?
Câu 7 : Anh(Chị) phụ trách một đoàn khách đi du lịch Quảng Bình bằng phương tiện tàu hỏa, có 1 số vé tàu do khách tự mua. Khi làm thủ tục lên tàu, nhân viên soát vé cho biết vé tàu của khách không phải vé của Đường sắt Việt Nam (vé giả). Anh (Chị) ứng xử như thế nào trong trường hợp này ?
Câu 8: Người nước nào dùng bữa phải đợi chủ nhà mời?
Câu 9 : Khi dẫn một đoàn khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Trong lúc nhập cảnh vào một nước khác, khách bị Hải Quan giữ lại, trong trường hợp này, Anh (Chị) sẽ xử lý như thế nào ?
Câu 10 : Giao tiếp cơ bản trong du lịch có bao nhiêu hình thức ?
Câu 11 : Anh (Chị) cho biết người hướng dẫn viên du lịch có nên nói quá nhiều về chính trị không ?
Câu 12 : Theo Anh (Chị) người hướng dẫn cần phải có những lưu ý gì khi đặt ăn cho đoàn khách lẻ?
Câu 13 : Khách du lịch đến từ nước nào không có thói quen TIP cho hướng dẫn viên ?
Câu 14: Theo Anh (Chị) đối với khách du lịch là người nước Anh, họ quan niệm cái/vật gì là điều không may mắn ?
Câu 15: Theo Anh (Chị) đối với khách du lịch là người nước Pháp, họ không thích cái/vật gì ?
Câu 16: Người nước nào rất kỵ bàn chân ai đó hướng vào mình?
Câu 17: Trước khi ăn thường uống Cognac Wisky sau đó uống rượu nhẹ, sau bữa ăn thường dùng café, socola, ca cao và hoa quả là đặc tính của du khách?
Câu 18 : Theo Anh (Chị) đối với khách du lịch là người nước Nhật Bản, lần đầu gặp khách, hướng dẫn viên chào khách như thế nào là phù hợp?
Câu 19: Truyền thống có phải là hình tượng tâm lý xã hội ảnh hưởng đến khách du lịch không?
Câu 20: Người nước nào kị hoa cẩm chướng vì nó thể hiện sự xui xẻo?
MÔN: LỊCH SỬ VIỆT NAM – CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAN – LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 1: Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?
Câu 2: Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng bài học “ vừa đánh vừa đàm ” trong hiệp định nào?
Câu 3: Trong loại hình tín ngưỡng sung bái con người của người Việt Nam, có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ “ Tứ Bất Tử ”. Bạn hãy cho biết “ Tứ Bất Tử ” gồm những ai?
Câu 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi được đánh giá như “ một mốc lịch sử vàng ”. Đó là câu nói của ai?
Câu 5: Giai đoạn đỉnh cao của hội họa trong Phong trào văn hóa Phục hưng ở Tây Âu là?
Câu 6: Trong xã hội Việt Nam hiện nay có những loại hình tín ngưỡng nào?
Câu 7: Trong nền văn minh Hy – La cổ đại, ai là người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi?
Câu 8: Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?
Câu 9: Tại sao phương Tây gọi thổ dân châu Mỹ là người Indiens (Anh – Điêng) ?
Câu 10: Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng nước ta vào thời kỳ nào?
Câu 11: Trong quá trình du nhập và phát triển tại Việt Nam, Phật giáo Việt Nam có những đặc điểm gì?
Câu 12: Kỳ quan nào dưới đây được coi là một trong “ Bảy kì quan của thế giới cổ đại ” do nhà văn Hy Lạp Antipater bình chọn.
Câu 13: Trong những thành tựu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, Trung Hoa đời nhà Minh đã truyền tụng về bốn công trình nghệ thuật nào mà họ gọi là “An Nam tứ đại khí”?
Câu 14: Trong “ Tứ diệu đế ” của đạo Phật, chân lý nào chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ?
Câu 15: Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là trận đốt tàu Hy Vọng (Espérance) của Pháp trên sông Nhật Tảo. Trận đánh này diễn ra vào ngày tháng năm nào?
Câu 16: Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa?
Câu 17: Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam là chùa nào?
Câu 18: Người có công đâu tiên giải mã chữ viết của người Ai Cập cổ đại là ai? Nước nào?
Câu 19: Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ chức nông thôn của người Việt?
Câu 20: Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, vị thần tự nhiên có tên Odirix là thần nào?
Câu 21: Tháng 3/1917 Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời, người làm Thục trưởng là ai?
Câu 22: Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nên văn hóa nào?
Câu 23: Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?
Câu 24: Trong xã hội Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tôn giáo lớn cùng tồn tại và phát triển?
Câu 25: Trong cuộc đời của mình, các Pharaon tiến hành xây dựng Kim tự tháp từ khi nào?
Câu 26: Mục đích xây dựng Kim tự tháp của người Maya là?
Câu 27: Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo nào được coi trọng nhất?
Câu 28: Danh thắng Non nước Ngũ hành sơn ở Đà Nẵng gồm bao nhiêu ngọn núi?
Câu 29: Chúa Trịnh Sâm đã đặt tên cho động nào là “Nam thiên đệ nhất động? Câu 27: Thành tưu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là?
Câu 30: Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là?
Câu 31: Mai táng bằng chum gốm là phương thức mai táng đặc thù của cư dân thuộc nền văn hóa nào?
Câu 32: Vào thời Nguyễn độc lập (1802 – 1883), vua tôi nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách ngoại giao gì để được yên ổn?
Câu 33: Kiểu nhà ở phổ biến của cư dân văn hóa Đông Sơn là:
Câu 34: Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, vị thần tự nhiên có tên “thần Nut” là thần nào?
Câu 35: Trong truyền thuyết Nam Tào – Bắc Đẩu, thần nào là thần giữ sổ sinh, ở cung hướng nào? Khi chầu Ngọc Hoàng đứng bên trái hay bên phải?
Câu 36: Trong phạm vi gia đình, vị thần canh giữ gia cư, chống lại ma quỷ quấy nhiễu và mang may mắn đến cho gia đình là?
Câu 37: Những tập tục, quy tắc, lề thói… do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản và có giá tr ịnhư một bộ luật riêng của làng, được gọi là?
Câu 38: Trong nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại, chữ viết đầu tiên do người Xume sáng tạo vào thời gian nào?
MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH – QT KINH DOANH LỮ HÀNH – NV HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Câu 1: Khẩu hiệu hiện nay của ngành du lịch Việt Nam là?
Câu 2: Hình ảnh biểu tượng của ngành du lịch Việt Nam là hoa
Câu 3: Tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật nào?
Câu 4: Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng sao là
Câu 5 : Đặc trưng của tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam là ?
Câu 6: Du lịch Mice là gì?
Câu 7: Tứ pháp là để chỉ các thần nào?
Câu 8: Ngày truyền thống của ngành du lịch Việt Nam
Câu 9: Trong tứ thư không có cuốn nào sau đây?
Câu 10 : Cơ cấu bữa ăn của người Việt truyền thống bao gồm ?
Câu 11: Du lịch văn hóa có các hình thái nào?
Câu 12 : Câu 2: Lựa chọn nội dung phù hợp điền vào chỗ trống: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú…………….”
Câu 13 : Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam, tỉnh tổng hợp được thể hiện qua yếu tố nào ?
Câu 14: Lễ hội Khai Hạ – Mường Bi của đồng bào dân tộc nào?
Câu 15 : Con rồng của người Việt được xây dựng từ hình ảnh con vật nào ?
Câu 16 : Trong tổ chức nông thôn, làng xã Việt Nam, biểu tượng truyền thống của tính tự trị là gì ?
Câu 17: Dân gian có câu ca: “Áo em chỉ biếc theo hồng. Ngày xuân đi hội Lồng tồng thêm tươi”. Vậy “Lồng tồng” có nghĩa là gì?
Câu 18 : Màu trắng trong ngũ hành ứng với hành nào và hướng nào ?
Câu 19: Trong ẩm thực người Việt thì vị cay thuộc hành nào?
Câu 20 : Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm được tổ chức chủ yếu ở tỉnh nào ?
MÔN: ĐỊA LÝ DU LỊCH, TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
Câu 1: Bạn hãy nêu 4 tỉnh ứng với 4 cực Đông – Tây – Nam – Bắc của Việt Nam?
Câu 2: Cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam là
Câu 3: Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với 2 giá trị toàn cầu nào và vào những năm nào?
Câu 4: Đèo nào được xem là dài nhất Việt Nam
Câu 5: Hội An còn có tên gọi là
Câu 6: Địa danh nào dưới dây là ngà ba biên giới của Trung Quốc – Việt Nam – Lào
Câu 7: Khách sạn lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh là
Câu 8: Từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây, nơi hẹp nhất nước ta (50km) thuộc tỉnh nào?
Câu 9: Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm 1999 nhờ tiêu chí nào?
Câu 10: Nhà mồ Tây Nguyên được dựng khi nào?
Câu 11: Địa danh nào sau đây không/ít phù hợp với loại hình du lịch trekking?
Câu 12: Trong tứ trấn thành Thăng Long, phía Bắc là ngôi đền
Câu 13: Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu vùng du lịch?
Câu 14: Đặc sản nổi tiếng của Hạ Long là
Câu 15: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp vào Lào?
Câu 16: Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam gồm những địa danh nào?
Câu 17: Điểm đặc sắc nhất của chợ tình Khâu Vai là?
Câu 18: Trong các địa danh sau, nơi nào vừa thuộc “Thăng long tứ trấn”, vừa thuộc “Thăng long tứ quán”?
Câu 19: Đồng bằng Sông Cửu Long là tên gọi chỉ?
Câu 20: Hát quan họ là sản phẩm văn hóa đặc trưng của vùng miền nào nước ta?
Câu 21: “Đèo nào dưới biển trên mây- ngoài kia Hương Thủy, trong này Hàn Giang”
Câu 22: Địa danh nào sau đây không lọt vào xếp hạng các kì quan thiên nhiên thế giới hiện đại?
Câu 23: Tỉnh nào nổi tiếng với các điểm du lịch: Lái Tiêu, Đại Nam?
Câu 24: Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm nào?
Câu 25: Vịnh Hạ Long nổi tiếng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ với số lượng khoảng?
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Anh (Chị) hãy lên một chương trình du lịch đi biển cho khách nội địa trong thời gian 3 ngày? Giới thiệu khái quát về các điểm du lịch trong chương trình?
Câu 2: Hướng dẫn viên du lịch sẽ xử lý ra sao khi theo đúng hợp đồng ký kết đoàn du khách sẽ ăn và ở tại khách sạn, nhưng khách tỏ ý không muốn ăn ở khách sạn mà rủ nhau cùng thống nhất muốn ăn ngoài ở các nhà hàng?
Câu 3: Anh chị sẽ xử lí như thế nào trong những tình huống sau?
- Khi Anh (Chị) tiễn khách ra sân bay, xe ô tô của đoàn bị hỏng dọc đường?
- Trong đoàn có một vài hành khách cá biệt luôn vi phạm giờ giấc, nội quy hoặc có thái độ, hành động ảnh hưởng xấu đến cả đoàn?
- Khi đưa đoàn đến điểm du lịch, hướng dẫn viên địa phương đưa ra một số thông tin khác với thông tin anh (chị) đã cung cấp cho khách, làm khách thắc mắc?
Câu 4: Khi hướng dẫn viên đang thực hiện công tác hướng dẫn thuyết minh trên xe thì một vài vị khách đề nghị hướng dẫn viên không nói nữa để du khách nghỉ ngơi. Vậy trong tình huống này hướng dẫn viên du lịch xử lý ra sao?
Câu 5: Anh (chị) hãy thiết kế một chương trình du lịch city tour Hà Nội trong thời gian 1 ngày. Giới thiệu sơ lược nội dung thuyết minh về các điểm du lịch trong chương trình.
Câu 6: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan điểm cho rằng: hướng dẫn viên du lịch là công việc nhàn hạ, sung sướng “được ăn được nói được gói mang về”?
Câu 7: Trình bày và liệt kê những công việc khi hướng dẫn viên làm thủ tục nhận phòng khách sạn cho khách du lịch? Những lưu ý nếu có?
Câu 8: Anh (Chị) hãy lên một chương trình du lịch cho khách nội địa trong thời gian 3 ngày 2 đêm? Giới thiệu khái quát về các điểm du lịch trong chương trình?
Câu 9: Anh (chị) hãy thiết kế một chương trình du lịch (thời gian 02 ngày 01 đêm) từ Hà Nội đến một trong các địa điểm du lịch biển ở miền Bắc (tự chọn địa điểm). Nêu cách thức hướng dẫn trên xe, cách tổ chức team hoặc gala tại điểm (tự chọn đối tượng khách).
Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày những kỹ năng của công tác thuyết minh hướng dẫn: trên xe, tại điểm du lịch?
Hết.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Ms Hương: 0938 601 983